Trong những năm gần đây, kinh doanh đồ ăn vặt đang dần dần trở thành xu hướng khởi nghiệp được nhiều người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ tuổi, hoặc là các bạn sinh viên muốn tăng thêm thu nhập để phụ giúp gia đình. Chính vì sự tiện lợi, lại dễ bảo quản, và nhu cầu thị trường rất cao là những yếu tố quan trọng khiến ngày càng nhiều người bắt đầu từ những món ăn vặt nhỏ, tiền vốn thấp nhưng đem lại lợi nhuận cao.
Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn:
- Hiểu rõ hơn lợi ích của việc kinh doanh đồ ăn vặt
- Chuẩn bị kĩ càng những bước quan trọng trước khi làm
- Gợi ý danh sách các món để bán và thu về lợi nhuận cao
- Các cách định giá, đóng gói bao bì, bán hàng và giao hàng đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất
Lợi ích khi kinh doanh đồ ăn vặt
Contents
Kinh doanh đồ ăn vặt hiện nay không chỉ còn đơn thuần là một cách kiếm thêm thu nhập, mà đây còn là cánh cửa khởi đầu cho những ai có đam mê kinh doanh và mong muốn bước chân vào lĩnh vực ẩm thực với chi phí đầu tư thấp và mức độ rủi ro khá thấp. Dưới đây là những lợi ích nổi bật khi bạn lựa chọn khởi nghiệp với đồ ăn vặt bạn có thể tham khảo

1. Vốn đầu tư ban đầu thấp, dễ bắt đầu
Khác với những mô hình kinh doanh lớn phải đòi hỏi mặt bằng, nhân viên và nhiều thiết bị khác, bán đồ ăn vặt hoàn toàn có thể bắt đầu từ quy mô nhỏ ngay tại nhà của mình. Với vài trăm nghìn đến một vài triệu đồng, bạn đã có thể bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon, bao bì và dụng cụ cơ bản để bắt đầu bán hàng rồi. Điều này rất phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên, các bà mẹ bỉm sữa hoặc người muốn thử sức mình trước khi mở rộng kinh doanh.
2. Nhu cầu thị trường tăng cao, phù hợp nhiều đối tượng
Từ những bạn học sinh, sinh viên, dân văn phòng đến người đi làm đêm thì đồ ăn vặt luôn có “chỗ đứng” riêng. Các món như là bánh tráng trộn, nem chua rán, da cá hồi trứng muối, hay rong biển sấy,… luôn được yêu thích vì sự tiện lợi, dễ ăn, giá cả lại hợp lý. Bạn cũng có thể bán quanh khu dân cư, trường học, các khu công nghiệp hoặc bán hàng online qua mạng xã hội và các ứng dụng đặt đồ ăn,… rất nhiều sự lựa chọn nếu như bạn muốn bắt đầu
3. Quay vòng vốn nhanh, lợi nhuận ổn định
Rất nhiều món ăn vặt có giá vốn khá thấp nhưng bán ra với mức giá cao hơn 2–3 lần. Ví dụ: một gói bánh tráng, riêng phần nguyên liệu có thể bán thành 4–8 suất bánh tráng trộn size nhỏ, mỗi phần lợi nhuận từ 4.000–10.000đ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thu hồi vốn gốc nhanh, có lợi ngay từ những đơn hàng đầu tiên nếu bạn biết kiểm soát chi phí tốt
4. Dễ sáng tạo, dễ cập nhật xu hướng
Đồ ăn vặt là lĩnh vực khá linh hoạt và thay đổi khá nhanh. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đổi món, cải tiến thêm về công thức, hoặc nắm bắt trend theo những món đang hot “rần rần” trên Tiktok, facebook. Điều này giúp công việc kinh doanh luôn được đổi mới, không bị chán và thu hút được nhiều khách hàng mới cũng như duy trì được lượng khách hàng hiện tại của mình
5. Linh hoạt về thời gian, phù hợp với nhiều hoàn cảnh
Bạn hoàn toàn có thể chủ động làm đồ ăn vào mỗi buổi sáng, buổi tối hoặc cuối tuần tùy vào lượng thời gian rảnh của bản thân. Đặc biệt, đối với những người đang đi làm, các mẹ đang chăm con nhỏ hoặc những bạn sinh viên còn đang đi học thì kinh doanh đồ ăn vặt chính là hình thức kiếm thêm thu nhập mà không ảnh hưởng đến lịch trình chính của mình.
Những yếu tố bạn cần chuẩn bị trước khi làm đồ ăn vặt để bán
Trước khi bắt tay vào làm đồ ăn vặt để bán, bạn cần chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt – từ việc định hướng khách hàng ở đâu, khảo sát thị trường như thế nào cho đến trang thiết bị, nguyên liệu và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có đảm bảo không. Những bước chuẩn bị này tưởng chừng như nhỏ nhưng chúng sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro không đáng có và xây dựng niềm tin vững chắc cho hoạt động kinh doanh lâu dài của bản thân
1. Xác định khách hàng mục tiêu
Để bán hàng một cách hiệu quả, bạn cần biết rõ mình đang phục vụ cho ai. Khách hàng của đồ ăn vặt rất nhiều, rất đa dạng, nhưng mỗi nhóm sẽ có những nhu cầu, những thói quen và khả năng chi tiêu khác nhau. Một số nhóm khách hàng phổ biến như:
- Học sinh, sinh viên: sẽ thích đồ rẻ, đồ dễ ăn, đóng gói nhanh tiện lợi, bắt trend
- Văn phòng: đồ ăn phải sạch, gọn gàng, dễ cầm theo
- Mẹ bỉm sữa: sản phẩm ít dầu mỡ, an toàn cho sức khỏe mẹ bé
Khi đã xác định được đúng đối tượng mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn món ăn phù hợp và cách bán hàng hiệu quả cho từng nhóm đối tượng này.
2. Khảo sát thị trường – Món nào đang hot?
Hãy dành thêm một chút thời gian để theo dõi xu hướng trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, facebook, instagram – nơi mà các bạn trẻ hiện nay sử dụng rất nhiều để biết món nào đang được nhiều người quan tâm. Ngoài ra, bạn cũng có thể khảo sát trực tiếp trong khu vực mình sống để xem thói quen tiêu dùng, đối thủ đang bán gì và mức giá như thế nào. Một số món thường xuyên “gây sốt” có thể kể đến như:
Bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn, bánh tráng nướng
Da cá trứng muối, rong biển cháy tỏi

Nem chua rán, viên chiên, xúc xích lắc phô mai

Đồ sấy: mít sấy, khoai lang sấy, chuối sấy giòn

3. Dụng cụ và nguyên liệu cơ bản
Dù là mô hình nhỏ tại nhà, bạn vẫn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết để đảm bảo được chế biến nhanh chóng, an toàn và đẹp mắt:
Bếp chiên hoặc nồi chiên không dầu

Dụng cụ chế biến: dao, kéo, rổ, chảo, nồi hấp…
Hũ, túi hoặc hộp đựng sản phẩm
Máy hàn miệng túi, máy hút chân không (nếu có)
Găng tay, bao tay nilon, nón trùm tóc để đảm bảo vệ sinh
Về nguyên liệu, nên ưu tiên chọn loại tươi, rõ nguồn gốc, có thể bảo quản lâu và dễ mua lại khi cần.
4. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là yếu tố sống còn với bất kỳ mô hình kinh doanh thực phẩm nào. Hãy đảm bảo: Nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, dụng cụ được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, không dùng chất bảo quản hoặc phẩm màu độc hại, nếu bán online, cần in ngày sản xuất và hướng dẫn bảo quản, cân nhắc đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nếu kinh doanh lâu dài hoặc mở rộng quy mô
Gợi ý các món ăn vặt để bán, dễ làm, lời cao
Dưới đây là một số món ăn vặt vừa dễ làm tại nhà, vừa phù hợp để bán online hoặc trực tiếp. Những món này không chỉ có công thức đơn giản, dễ bảo quản mà còn thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau:
1. Bánh tráng trộn – món quốc dân ai cũng mê
Nguyên liệu: bánh tráng cắt sợi, khô bò, khô gà, trứng cút, xoài bào, rau răm, hành phi, sa tế, nước tắc, muối tôm.
Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu theo tỷ lệ phù hợp, chia thành từng bịch nhỏ, hút chân không hoặc buộc dây thun chặt. Có thể đóng hộp để nâng giá trị sản phẩm.
2. Da cá trứng muối
Nguyên liệu: da cá basa hoặc cá hồi, bột chiên giòn, lòng đỏ trứng muối, bơ lạt, lá cà ri khô.
Cách làm: Chiên giòn da cá, sau đó đảo cùng sốt trứng muối đã nấu. Đóng gói hút chân không để giữ độ giòn.
Ưu điểm: Món hot trend trên thị trường, bán được giá cao (30.000–50.000đ/gói nhỏ), khách hàng ưa chuộng vì độ ngon – lạ miệng.
3. Viên chiên – xúc xích lắc phô mai
Nguyên liệu: các loại viên đông lạnh (cá viên, bò viên, tôm viên,…), xúc xích, bột phô mai, dầu ăn.
Cách làm: Chiên giòn, sau đó lắc cùng phô mai hoặc gia vị lắc. Phục vụ nóng tại chỗ hoặc đóng gói mang đi.
Lưu ý: Phù hợp bán quanh cổng trường, khu đông dân cư, có thể đầu tư thêm xe đẩy để tiện di chuyển.
4. Rong biển cháy tỏi – snack healthy đang lên ngôi
Nguyên liệu: lá rong biển khô, tỏi băm, dầu mè, ớt bột, đường, muối.
Cách làm: Cắt rong biển thành miếng nhỏ, chiên giòn rồi xóc cùng hỗn hợp cháy tỏi. Đóng túi hút chân không để bảo quản.
Ưu điểm: Phù hợp khách ăn kiêng, ăn vặt lành mạnh. Giá bán từ 25.000–40.000đ/gói.
5. Đồ sấy – mít, chuối, khoai lang sấy giòn
Nguyên liệu: mít chín, chuối xiêm, khoai lang, dầu ăn hoặc nồi chiên không dầu.
Cách làm: Cắt lát mỏng, sấy khô bằng máy hoặc chiên giòn rồi để ráo dầu. Đóng túi zip hoặc hút chân không.
Đặc biệt: Có thể làm thành combo mix nhiều vị để tăng giá trị sản phẩm.
Kết luận
Kinh doanh đồ ăn vặt là hình thức khởi nghiệp lý tưởng với vốn thấp, dễ làm, quay vòng nhanh và lợi nhuận cao. Quan trọng là bạn cần đầu tư vào chất lượng món ăn, hình thức sản phẩm và cách tiếp thị để xây dựng uy tín lâu dài. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ để tự tin bắt tay vào con đường kinh doanh ăn vặt thành công!
Chúc bạn sớm “bán đắt như tôm tươi”!